CÁC PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY MACADAMIA (MẮC CA)
Cây Mắc ca cũng như một số loài cây lấy quả khác, nó có nhiều phương pháp nhân giống. Tuy nhiên nếu phân loại một cách khái quát thì có 2 phương pháp chính là nhân giống hữu tính và nhân giống vô tính.
Sau đây chúng tôi trình bày chi tiết các phương pháp nhân giống cụ thể cho các bạn quan tâm đi sâu tìm hiểu về giống cây mắc ca để có định hướng đầu tư hợp lý cho mỗi gia đình, mỗi trng trại cũng như các doanh nghiệp lớn.
I/ Nhân giống hữu tính: Đây là phương pháp nhân giống cổ điển nhất được phân lớn các hộ có điều kiện kinh tế trung bình và thấp áp dụng.
Ưu điểm của phương pháp này là giá thành sản phẩm thấp, dễ thực hiện, thời gian lưu vườn ươm ngắn, tỷ lệ xuất vườn thấp. Có thể chọn lọc để tạo ra giống mới có năng suất, chất lượng cao.
Nhược điểm: Thời gian kiến thiết cơ bản dài, khả năng sai quả không đều, đặc biệt tỷ lệ nhân biến động rất lớn do đó giá sản phẩm hạt sẽ thấp.
II/ Nhân giống vô tính: Trong phương pháp nhân giống vô tính có 4 phương pháp sau đây đã được áp dụng nhiều trên thế giới. Tất cả các phương pháp này đều có chung các ưu điểm sau đây: Giữ nguyên đặc tính của cây mẹ đó là năng suất cao, tỷ lệ nhân ổn định, thời gian kiến thiết cơ bản ngắn.
1/ Giâm hom: Các dòng Mắc ca đều có thể giâm hom để đưa ra trồng trực tiếp trên đồng ruộng để giảm được thời gian cây nằm trong vườn ươm. Phương pháp này được một số nước ở Châu Phi, Châu Mỹ và Trung Quốc áp dụng nhiều. Ngoài các ươ điểm trên thì phương pháp này còn có thêm một số ưu điểm khác như có thể sản xuất số lượng lớn trong thời gian ngắn, sản xuất quanh năm. Nhược điểm duy nhất của cây giống sản xuất bằng phương pháp giâm hom là bộ rễ nếu không nắm vững kỹ thuật trồng và chăm sóc thì có hạn chế phát triển chiều sâu làm cho cây chống chịu gió bão kém hơn các phương pháp khác. Tiêu chuẩn cây xuất vườn: bộ rễ ổn định, chiều cao cây trên 30cm.
2/ Ghép mầm: Phương pháp này cũng được nhiều nước áp dụng vì khi ghép mầm tỷ lệ cây sống rất cao. Tuy nhiên nhược điểm của nó là yêu cầu thao tác kỹ thuật rất chính xác, nếu không sẽ thất bại. Đây là phương pháp được các nước có trình độ cao áp dụng. Tiêu chuẩn cây xuất vườn: chiều cao cây trên 30cm.
3/ Ghép mắt: Thông thường áp dụng cho việc ghép cải tạo vườn cây vì lúc này cây có đường kính lớn và đã hoá gỗ nên việc ghép mắt là hiệu quả nhất.
4/ Ghép nối ngọn: Đây là phương pháp được nhiều nước áp dụng nhất vì nó dễ thực hiện, yêu cầu tay nghề của người ghép không cao. Thông thường vị trí ghép có đường kính từ 4mm là đã có thể ghép được. Tiêu chuẩn cây xuất vườn là mắt ghép đã được cắt dây ghép, chồi có từ 1-2 tầng lá già ổn định.
Chiều cao cây ghép, độ cao vị trí ghép là vấn đề nhiều người đang tranh cãi, nhưng theo chúng tôi vấn đề này không phải là quan trọng lắm (nếu ghép mầm vị trí ghép chỉ cách cổ rễ không quá 10cm). Quan trọng nhất đối với trồng cây ghép là kỹ thuật xử lý hố, bón lót, trồng mới và bón thúc trong giai đoạn 2 năm đầu ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng vườn cây cũng như độ ổn định của vườn cây, khả năng chống chịu gió cũng như chịu hạn của cây.
Để được tư vấn đầy đủ kỹ thuật trồng, chăm sóc vườn cây các bạn nên liên hệ trực tiếp các nhà kỹ thuật được đào tạo chính quy và đã qua thực tiễn sản xuất và tham quan mô hình trồng vườn của họ để có sự nhìn nhận đánh giá khách quan, chính xác và lựa chọn giải pháp phù hợp cho chính mình.
Write a review
Your Name:Your Review: Note: HTML is not translated!
Rating: Bad Good
Enter the code in the box below: